Thưa bác sỹ. Bác sỹ tư vấn giúp khi nào cần nâng xoang hàm khi cấy implant ạ? Em bị mất một chiếc răng hàm trên và một chiếc răng hàm dưới. Bây giờ em muốn làm implant nhưng nghe nói phải nâng xoang gì đó. Em không hiểu đây là kỹ thuật gì và liệu có phải ai cấy implant cũng cần nâng xoang hay không ạ? (Trang, Hà Nam).
Trả lời :
Chào bạn Trang !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Trường hợp nào cần nâng xoang hàm khi cấy implant?” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.
Trường hợp nào cần nâng xoang khi cấy implant?
Trước hết, xin khẳng định với bạn không phải ai khi cấy ghép implant cũng cần phải nâng xoang hàm. Có một số trường hợp mất răng quá lâu, hoặc do nguyên nhân bệnh lý viêm nha chu hay chấn thương,… sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương, làm kích thước và chất lượng xương hàm bị hạn chế, mật độ xương hàm không đủ. Trong trường hợp này, bạn cần phải nâng xoang hay ghép xương trước khi tiến hành cấy implant để tạo điểm tựa neo giữ cho trụ implant không bị đào thải.>> Giá răng sứ
Nâng xoang hàm thường chỉ áp dụng đối với trường hợp tiêu xương hàm trên. Xương hàm trên phía sau luôn được xem là một trong những vị trí đặt implant khó khăn nhất vì khối lượng và chất lượng xương không đủ và quá gần kề với xoang hàm.
Nâng xoang giúp tạo điều kiện cho implant tích hợp dễ dàng hơn
Việc nâng xoang hàm trên là một quá trình phẫu thuật để hỗ trợ làm
tăng số lượng xương ở vùng răng trong của xương hàm trên, vùng từ răng
tiền hàm đến răng hàm (từ răng số 4 đến răng số 8), bằng cách thay thế
một phần thể tích xoang hàm.Nâng xoang hàm khi cấy implant nhằm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm trên vài mm để thuận lợi cho việc ghép xương trước khi cắm trụ implant, giúp cho ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Nâng xoang hàm khi cấy implant thực hiện như thế nào?
Đây là một kỹ thuật không quá phức tạp nhằm nâng cao xoang hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành một đường rạch để bộc lộ xương. Sau đó cắt bỏ một phần xương bộc lộ, theo dạng hình tròn. Vị trí tương ứng với phần xương được cắt bỏ này sau đó được nâng vào trong xoang hàm, đóng vai trò như một cửa sập, và khoảng trống bên dưới được lấp đầy bởi vật liệu ghép xương.Khi cấy ghép răng ở vùng răng trong hàm trên, việc đặt implant gây ảnh hưởng đến xoang hàm là điều cần tránh. Việc cấy ghép răng có thể được tiến hành cùng lúc với nâng xoang hàm hoặc có thể bạn phải đợi một thời gian một vài tháng sau đó khi phần xương hàm đã ổn định mới thực hiện cấy implant. Điều này sẽ được quyết định bởi nha sỹ sau khi thăm khám cụ thể.
>> Chụp răng sứ thẩm mĩ
Có 2 thủ thuật nâng xoang thông dụng được chỉ định khi cấy ghép implant:
1. Nâng xoang hở: Bác sĩ mở nướu ở vùng bên sóng hàm mất răng để bộc lộ xương hàm, tiếp theo tạo 1 cửa sổ nhỏ đi vào vùng xoang hàm và ghép nó với xương bệnh nhân hoặc xương nhân tạo. Sau khi thêm xương vào khu vực ghép, cửa sổ được đóng lại và chỉ việc đợi xương phục hồi sẽ tiến hành cấy ghép implant.
2. Nâng xoang kín: trong trường hợp thiếu ít xương, các bác sĩ nha khoa sẽ tạo ra một lỗ nhỏ qua sóng hàm của phần mất răng, sau đó cho bột xương từ từ vào để lấp đầy khoảng trống được nâng. Trong trường hợp này có thể cấy Implant cùng lúc.
>> Trồng răng
Kỹ thuật nâng xoang cũng như ghép xương đòi hỏi nha sỹ phải là người có chuyên môn giỏi cũng như kinh nghiệm lâu năm để xác định đúng vị trí cần nâng xoang bởi chỉ cần sai lệch 1 vài mm thì việc nâng xoang khi cấy implant cũng coi như thất bại.
Tại nha khoa Paris, chúng tôi đã tiến hành nâng xoang hàm cho hàng trăm bệnh nhân khi cần cấy ghép implant và đều cho kết quả tốt. Trụ implant tích hợp tốt vào xương hàm mà hoàn toàn không xảy ra hiện tượng đào thải.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét